Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của Internet, các doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các giao dịch điện tử. Để đảm bảo an toàn cho các giao dịch này, khái niệm chữ ký số và chứng thư số ra đời và không còn quá xa lạ đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm này là một và chưa phân biệt được. Bài viết này sẽ chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản của chữ ký số và chứng thư số là gì để bạn nắm được nhé!
Chứng thư số là một loại chứng thư điện tử do nhà cung cấp dịch vụ chứ ký số cấp. Có thể so sánh chứng thư số như là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của doanh nghiệp với chức năng xác định danh tính của doanh nghiệp trong môi trường điện tử. Chứng thư số được xem như là sự chứng minh tính hợp lệ, hợp pháp của chữ ký số được ký bởi doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức.
Thông thường, chứng thư số được cấp bởi đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực, chứa khóa công khai (public key) và các thông tin của doanh nghiệp hoặc người sử dụng theo tiêu chuẩn X.509. Khóa bí mật (private key) của chứng thư số sẽ được lưu trữ trong một thiết bị phần cứng như USB Token hoặc smart card, đảm bảo không bị virus phá hỏng hoặc bị sao chép.
Chữ ký số được biết đến như một dạng chữ ký điện tử với vai trò tương tự chữ ký tay để xác nhận cam kết của một tổ chức hay một cá nhân nào đó. Người ký phải chịu trách nhiệm về nội dung đã ký và không thể chối bỏ được. Chữ ký số được phát triển trên nền tảng công nghệ RSA, mỗi người sử dụng sẽ phải có một cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật:
Như phần khái niệm ở trên, chúng ta có thể hiểu, chức năng của chứng thư số là xác định chắc chắn danh tính của đối tượng, tổ chức tham gia vào giao dịch thương mại điện tử nhờ vào máy chủ xác định danh tính.
Chứng thư số sẽ giúp nhận diện máy chủ thông qua việc gắn định danh tổ chức, cá nhân hay một số đối tượng khác với một public key. Chứng thư số phải được cấp bởi các cơ quan, tổ chức được quyền cung cấp dịch vụ chứng thư số.
Trong môi trường công nghệ số và Internet, chữ ký số được biết đến với vai trò thể hiện sự xác nhận của tổ chức, cá nhân đối với nội dung của một văn bản, thông điệp nào đó. Hiện nay, chữ ký số được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp để đăng ký thành lập doanh nghiệp, kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử, giao dịch trong các lĩnh vực bảo hiểm, ký điện tử trên hóa đơn điện tử, thanh toán trực tuyến, ký kết hợp đồng…
Chữ ký số và chứng thư số có những vai trò khác nhau nhất định. Nếu như chữ ký số dùng để thể hiện sự xác nhận của người ký đối với thông tin, văn bản hoặc cam kết của một cá nhân hoặc tổ chức thì chứng thư số là cơ sở để người tiếp nhận thông tin xác nhận việc ký số có đúng hay không. Để chữ ký số được xem là chữ ký an toàn và có giá trị pháp lý, nó phải được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khóa công khai.
Doanh nghiệp muốn sử dụng được chữ ký số thì điều kiện tiên quyết là phải cần có chứng thư số. Để được cấp chứng thư số, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của đơn vị phát hành chữ ký số. Chỉ khi được cấp chứng thư số thì doanh nghiệp mới được phép tạo lập chữ ký số.
Chứng thư số sẽ chứa khóa công khai (public key) còn chữ ký số chứa khóa bí mật (private key), khi kết hợp lại sẽ tạo thành một cặp khóa. Khi thực hiện việc ký số, bạn sẽ sử dụng cặp khóa này. Thông thường, khóa bí mật sẽ được lưu trữ ở một thiết bị phần cứng như USB Token hoặc smart card để tránh bị sao chép và virus tấn công.
Hi vọng thông qua bài viết bạn đã nắm được sự khác nhau giữa khái niệm chữ ký số và chứng thư số là gì trước khi đưa ra quyết định sử dụng chữ ký số.